Oldboy là bộ phim thứ hai trong loạt phim The Vengeance Trilogy của đạo diễn Park Chan Wook. Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn khi giành được giải Grand Prix – giải thưởng lớn của ban giám khảo tại LHP Quốc tế Bangkok và được coi là một trong những bộ phim đưa tên tuổi làng điện ảnh Hàn Quốc ra mắt bạn bè quốc tế. Vậy lý do gì khiến cho một bộ phim Châu Á có thể thành công đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- Review phim: Học viện quân sự liệt hỏa
- Review phim: Love, Rosie – Đúng người nhưng có đúng thời điểm?
- Review phim: Birdman (Người Chim) – Nghệ thuật là không giới hạn
Oldboy kể về quá trình báo thù đẫm máu của Oh Dae Su với những kẻ đã bắt cóc và huỷ hoại cuộc đời của ông ta.
Năm 1988, một người đàn ông có tên Oh Dae Su bị đưa vào đồn tạm giam vì đã uống say khướt và gây gổ với người khác. Sau khi được một người bạn bảo lãnh, Oh Dae Su đã biến mất mà không hề để lại dấu vết nào.
Khi tỉnh dậy, ông phát hiện mình bị nhốt trong một căn phòng rẻ tiền, thứ duy nhất kết nối ông với thế giới bên ngoài chỉ là một chiếc TV cũ kĩ. Và từ đó, ông nghe tin vợ mình bị sát hại, đối tượng tình nghi lớn nhất lại là chính ông, đứa con gái duy nhất thì được nhận làm con nuôi tại Thuỵ Điển. Nỗi đau và căm thù lên đến cực hạn mà chẳng thể làm gì, ông chỉ có thể luyện võ nghệ thông qua chiếc TV. Cứ như vậy, Oh Dae Su bị bắt giam suốt 15 năm mà không hề có một lời giải thích.
15 năm sau, cũng bất ngờ và chẳng hề báo trước như đêm ông bị bắt, Oh Dae Su được thả ra. Ông nhận được cuộc gọi từ kẻ bắt cóc và thách thức ông trả thù.
Vậy quá trình trả thù diễn ra như thế nào? Ai là kẻ bắt cóc Oh Dae Su? Tại sao lại bắt? Tại sao lại thả? Và tại sao lại là 15 năm? Dưới đây sẽ là bài review chi tiết, hãy chắc chắn là bạn đã xem phim trước khi đọc nhé!
Điểm ấn tượng đầu tiên khi bắt đầu xem Oldboy, đó là yếu tố bạo lực. Xuyên suốt cả bộ phim là những cảnh quay đẫm máu khiến khán giả phải rùng mình. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó là cảnh quay trận chiến hành lang giữa Oh Dae Su và băng đảng của kẻ thù. Nỗi căm hận tột cùng bị đè nén suốt 15 năm đã biến một doanh nhân chỉ biết cầm bút thành một kẻ khát máu sẵn sàng vung búa đoạt mạng kẻ thù. Chỉ gói gọn trong 4 phút nhưng đây đã trở thành cảnh quay hành động kinh điển của Châu Á, là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim khác sau này.
Đi cùng với bạo lực, thì tình dục là yếu tố vô cùng quan trọng gây nên nỗi ám ảnh cho người xem. Nó được đạo diễn Park Chan Wook tiết chế một cách vừa đủ, khiến ta không phản cảm trong lần đầu xem. Nhưng khi plot twist cuối cùng được hé mở, những câu hỏi được trả lời, thì đây lại là những cảnh quay gây sốc và ám ảnh tột độ, hơn cả những cảnh bạo lực máu me nhất.
Nhưng bạo lực và tình dục không phải là lý do duy nhất khi Oldboy phải dán mác R. Bộ phim đã đập tan cái gọi là luân thường đạo lý, chạm tới giới hạn của chuẩn mực đạo đức: Oldboy nhắc đến đề tài loạn luân. Táo bạo, vượt trội và gây sốc là những từ để diễn tả đề tài gây tranh cãi trong bộ phim này.
Kịch bản có xuất sắc tới đâu mà không có dàn diễn viên giỏi thì không thể tạo nên một bộ phim hay được. Rất may, Park Chan Wook đã chọn được một dàn cast hoàn hảo. Diễn xuất của nhân vật Oh Dae Su nói là hay không thôi sẽ là không đủ. Nỗi căm thù dồn nén suốt 15 năm qua nụ cười khát máu bỏ sau lưng xác chết la liệt của kẻ thù, tình yêu đầy mê đắm hay nỗi tuyệt vọng không thể đong đếm, đến nỗi phải quỳ xuống van xin, tự cắt lưỡi trước kẻ thù, tất cả được Choi Min Sik diễn tả một cách chân thật và sống động nhất.
KẾT
Như vậy, đánh giá Oldboy là tượng đài phim báo thù Châu Á là hoàn toàn xứng đáng. Năm 2013, Hollywood đã làm lại câu chuyện báo thù này, nhưng bản remake hoàn toàn không thể so sánh với bản gốc, với những điều không tưởng đạo diễn Park đã làm.
XEM THÊM CÁC BÀI REVIEW PHIM KHÁC TẠI ĐÂY
XEM THÊM BÀI VIẾT CHUYÊN MỤC KHÁC CỦA SỐNG GIÁ TRỊ
Tags: #oldboy #review phim #review phim sống giá trị #viết review phim có nhuận